Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.!

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

17:14 13-10-2024

Giữa chốn đô thị sầm uất, một con hẻm mang biệt danh "bát quái" tồn tại như một mê cung bí ẩn, với những đường nhánh chằng chịt, ngã ba, ngã tư bất ngờ và những căn nhà siêu nhỏ san sát nhau. Hành trình khám phá hẻm "bát quái" đưa chúng ta đến một thế giới khác biệt, nơi cuộc sống tối giản, tinh thần đoàn kết và những câu chuyện đầy thú vị đan xen.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Ẩn mình trong khu vực từng được gọi là "thành phố ma" ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, con hẻm 334 đường Chu Văn An nổi tiếng với biệt danh hẻm "bát quái" vì hệ thống đường nhánh chằng chịt, rẽ ngang rẽ dọc như trận đồ bát quái.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Bắt đầu bằng ngôi chợ tự phát, con hẻm dẫn sâu vào bên trong, chia thành nhiều đường nhánh nhỏ hẹp và ngoằn ngoèo. Sau đoạn đường chính dài khoảng 200m, hẻm 334 bắt đầu "phân nhánh" với độ rộng chỉ khoảng 80cm. Đi khoảng 10 - 20m, các nhánh này đột ngột xuất hiện những ngã ba, ngã tư, khúc ngoặt vuông góc. Đôi khi các hẻm nhánh lại chẻ đôi, chẻ ba thành những đường bé tí, tối tăm theo hình ziczac.

Càng đi sâu vào, hẻm nhánh càng nhỏ, có đoạn thắt lại chỉ rộng khoảng 50cm, chỉ đủ cho một người đi. Người lạ lạc vào hẻm này thường xuyên đi lạc, bởi hẻm có nhiều đường nhánh chằng chịt, lúc thì rẽ trái khi lại quặt phải. Nhiều đoạn tưởng hẻm cụt nhưng đi đụng tường nhà lại có hẻm khác ở 2 bên. Cũng có lúc tưởng hẻm thông nhưng đi thẳng lại cụt hoặc đâm vào cổng nhà người khác.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Theo lời kể của người dân, hẻm "bát quái" hình thành một cách tự nhiên theo chân người lao động nghèo đến khu vực này cất nhà từ nhiều chục năm trước. Trước đây, khu đất này vốn là nghĩa trang rộng lớn, chỉ có lác đác vài căn nhà. Một thời, những ngôi mộ tại đây hầu hết được cải táng để làm dự án. Tuy nhiên, không hiểu vì sao dự án không được thực hiện. Thấy có đất trống, người lao động nghèo từ khắp nơi đổ xô đến dựng nhà tạm để ở.

Vì xây cất một cách tự do không theo bất cứ trật tự, quy hoạch nào nên nơi đây sinh ra hệ thống hẻm chằng chịt, lộn xộn như bây giờ. Cũng vì nhà cửa được xây trên đất nghĩa địa nên nơi đây còn có tên gọi là "thành phố ma". Năm 1999, Nhà nước cho người dân sinh sống trong hẻm kê khai nhà đất. Dù vậy, trong giấy tờ vẫn ghi khu này là đất công.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Không chỉ có hệ thống hẻm chằng chịt như trận đồ bát quái, "thành phố ma" còn có những căn nhà diện tích siêu nhỏ với đủ mọi hình dạng. Trước kia nhà cửa khu vực này cũng có kích thước lớn. Tuy nhiên, nhiều hộ liên tục chia nhỏ để bán, hình thành những căn nhà liền kề có diện tích chỉ khoảng 6 - 10m2. Để có thêm không gian sinh hoạt, người dân làm thêm gác lửng. Phần lan can của những căn gác này lấn ra hẻm, che khuất ánh mặt trời khiến đường đi vừa chật hẹp vừa tối tăm.

Trong khi đó ở trong nhà, người dân chọn cách sắm sửa vật dụng một cách tối giản. Nhiều gia đình không mua bàn, ghế, giường, tủ,... Đồ gia dụng nếu có thể đều được chủ nhà treo lên tường, đặt trên kệ. Phòng khách trong nhà ban ngày là nơi ăn uống, tiếp khách,... Đến đêm, nơi đây trở thành chỗ ngủ, nơi để xe của cả gia đình.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Hẻm nhỏ, nhiều khúc ngoặt vuông góc nên cơ quan chức năng phải gắn bảng cảnh báo. Cuộc sống của người dân nơi đây cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài việc mất thời gian nhớ đường, cư dân hẻm "bát quái" cũng gặp trở ngại khi nhà có tiệc cưới hoặc đám tang. Đối với đám cưới, đa số cư dân đều tổ chức tại nhà hàng. Đối với đám tang, nếu đủ không gian để đặt áo quan, người dân chủ động làm lễ tại nhà. Khách đến viếng lần lượt vào thắp nhang rồi ra về.

Tuy nhiên, nếu nhà quá chật, không đủ chỗ đặt áo quan, gia chủ buộc phải mượn không gian tại các đình, chùa trong khu vực. Hiện nay, người dân trong hẻm đa phần là dân lao động. Sâu trong hẻm "bát quái" vẫn còn nhiều hộ dân khó khăn. Tuy vậy, người dân nơi đây sống tích cực và đùm bọc, hòa nhã với nhau.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Một người dân đã sinh sống ở đây trong 33 năm cho biết, trước kia khu vực này rất hoang lạnh, ban đêm đóng cửa là không dám ra khỏi nhà. Nhưng giờ đây, nơi đây đã trở nên sầm uất, đông đúc hơn. Người dân mưu sinh đủ thứ nghề nhưng rất đoàn kết. Ai khó khăn, cả hẻm sẽ chung tay hỗ trợ, động viên.

Ông Trưởng khu phố 6 cho biết, chính quyền cũng thành lập các chốt phòng cháy, chữa cháy ở đầu mỗi hẻm. Ngoài ra, còn dán các bảng hướng dẫn, cảnh báo đường hẻm cụt, hẻm nhỏ… để lưu ý người dân khi lưu thông.

Mê cung ẩn khuất trong

Mê cung ẩn khuất trong "thành phố ma": Hẻm "bát quái" chằng chịt, bí ẩn tại Sài Gòn

Hẻm "bát quái" như một thế giới thu nhỏ với những câu chuyện riêng, với những người dân đáng mến và một cuộc sống tuy khó khăn nhưng vẫn đầy ắp tình người. Dạo bước trong mê cung bí ẩn này, chúng ta không chỉ khám phá một địa danh độc đáo mà còn hiểu thêm về những mảnh đời đang âm thầm tồn tại ngay trong lòng đô thị sôi động.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Các sản phẩm tham khảo

Cổng nhôm đúc mẫu C-053

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-121

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-095

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-044

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-108

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc CN - 06

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc CN - 37

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc CN - 35

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc CN - 12

Giá sản phẩm: Liên hệ
0978.621.929