Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.!

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

16:06 26-11-2024

Theo chủ trương đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Chính phủ sẽ hoàn thành phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quý 1 năm 2025. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này nhằm hướng đến một bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn.

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

Qua nhiều đợt sắp xếp, sáp nhập, bộ máy Chính phủ giữ ổn định từ năm 2007 đến nay với 30 đầu mối gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành việc tổng kết và báo cáo Trung ương về phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý 1 năm 2025.

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

Nhiều ý kiến đề xuất đổi tên, thu gọn đầu mối bộ, ngành liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo Nghị quyết 18/2017 của Trung ương, sẽ tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối.

Để cụ thể hóa Nghị quyết 18, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ tổng kết tổ chức bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 và xây dựng các phương án bộ máy Chính phủ của nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa 15 (2021 -2026), nhiều ý kiến đề xuất phương án đổi tên một số bộ, ngành và sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối một số bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ: Nhiệm vụ trọng đại trong cuộc cách mạng hành chính

Tuy nhiên, trước tình hình đại dịch Covid-19, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện "mục tiêu kép". Bộ Chính trị đã kết luận và chỉ đạo "trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa 15 như khóa 14". Quốc hội cũng đã chấp thuận đề nghị này.

Nhìn lại quá trình sắp xếp bộ máy từ sau đổi mới (1986) đến nay, việc sáp nhập những bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp đã được đặt ra. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử, bộ máy Chính phủ được sắp xếp cho phù hợp. Đã có thời kỳ, Chính phủ có 36 bộ ngành (khóa 9, giai đoạn 1992 - 1997).

Cuộc sắp xếp, sáp nhập bộ, ngành vào giữa năm 2007 đã hình thành bộ máy Chính phủ theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Bộ Công nghiệp sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương. Bộ Thủy sản nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Văn hóa – Thông tin tách ra thành 2 ngành, trong đó ngành văn hóa sáp nhập với Ủy ban Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch hình thành nên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Ngoài ra, Chính phủ cũng giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các bộ có liên quan. Chức năng quản lý nhà nước về dân số được chuyển sang Bộ Y tế; chức năng quản lý nhà nước về gia đình chuyển sang Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; chức năng quản lý nhà nước về trẻ em chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Qua nhiều cuộc sắp xếp, sáp nhập, bộ máy Chính phủ giữ ổn định từ khóa 12 (2007 - 2011) đến nay với 30 đầu mối gồm: 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. 18 bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường.

Trong bài viết "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao một số kết quả đạt được trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tuy nhiên cũng lưu ý sự chưa đồng bộ, tổng thể trong công tác này. Tổng Bí thư yêu cầu cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương thực hiện tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18/2017. Trong tháng 12 này, các bộ ngành phải hoàn thành xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Ngày 16/11 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 do Thủ tướng làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Các sản phẩm tham khảo

Cổng nhôm đúc CN - 12

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-053

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-071

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-101

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-099

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-107

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-119

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc mẫu C-096

Giá sản phẩm: Liên hệ

Cổng nhôm đúc CN - 13

Giá sản phẩm: Liên hệ
0978.621.929